Nhà máy ồn, ngột ngạt khu dân cư: Không đình chỉ vì… chưa có quy định

>> Công ty Môi trường Chiêu Dương.

>> Lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ

>> Nhận thu gom xử lí chất thải công nghiệp

Câu chuyện thực tế ở hai khu chung cư Richstar 1 – 2, đường Hòa Bình (Q.Tân Phú, TP.HCM) – một trong những khu dân cư nhiều năm chịu trận giữa những cơ sở sản xuất công nghiệp.

Nhà[-]máy[-]ồn,[-]ngột[-]ngạt[-]khu[-]dân[-]cư:[-]Không[-]đình[-]chỉ[-]vì...[-]chưa[-]có[-]quy[-]định

Một cơ sở sản xuất gần chung cư xả khói được người dân ghi nhận lại – Ảnh: Cư dân cung cấp

Ồn ào, ngột ngạt không thở nổi vì mùi hôi, tiếng ồn khi sống cạnh khu nhà máy công nghiệp, cơ sở sản xuất. Dân kêu khổ bao lâu nay mà ô nhiễm vẫn y như cũ.

Sống chung với mùi hóa chất, tiếng ồn

Mùi hóa chất, tiếng ồn, bụi bặm “tra tấn” hằng ngày, nhiều nhà phải đóng kín cửa suốt ngày đêm. Có người bán nhà chuyển đi nơi khác. Đây là phản ảnh của bạn đọc khu vực này đến đường dây nóng báo Tuổi Trẻ.

Mùi hôi quanh quẩn cả ngày, có gió lại nồng nặc hơn, nhất là tại hồ bơi. Một nhân viên bảo vệ tại hồ bơi cho biết nhiều người không dám ra đây thư giãn. Bình thường mùi hôi chỉ khiến khó chịu chút nhưng có hôm nặng mùi có cảm giác chóng mặt, buồn nôn. Lên các tầng cao vẫn nghe mùi này.

Cạnh bên khu chung cư này là hàng loạt nhà máy, xí nghiệp sản xuất công nghiệp đã tồn tại từ lâu, khi dân cư phát triển, theo quy định sẽ được di dời nhưng chưa biết bao giờ làm được.

Anh Nguyễn Tân Hóa, sống ở khu Richstar 1, cho biết từ lúc vào sống tại chung cư, anh thường xuyên bị viêm họng, có đợt bệnh nặng nằm viện hơn nửa tháng, tái lại nhiều lần. “Có hôm cả nhà đang ăn cơm, mùi hóa chất xộc vào, đóng cửa vẫn không ngăn được, cả nhà đành bỏ bữa vì mùi quá khó chịu”, anh Hóa cho biết thêm.

Anh Nguyễn Đặng Nhân cho biết hai năm nay anh liên tục phản ảnh tình trạng ô nhiễm môi trường đến các cơ quan chức năng. Sau mỗi lần phản ảnh, tình trạng được cải thiện chút nhưng rồi đâu lại vào đó.

“Chúng tôi mua máy lọc không khí để giảm bớt mùi hôi, quanh năm không dám mở cửa bancông, đóng cửa sổ suốt cả ngày nên sống mệt mỏi. Không khí thường xuyên có bụi vải, rất có hại. Chúng tôi chỉ có một mong ước các nhà máy sớm được di dời để cứu lấy không khí và đời sống ở khu dân cư”, anh Nhân than thở.

Đã xử lý nhưng chưa đạt hiệu quả

Năm 2019, người dân đã gửi đơn phản ảnh tình trạng ô nhiễm môi trường do các doanh nghiệp, nhà xưởng hoạt động tại khu vực đường Hòa Bình – Tô Hiệu – Thoại Ngọc Hầu – Nguyễn Lý (giáp chung cư Richstar). Họ đề nghị Phòng Tài nguyên và môi trường (TN&MT) quận tổ chức đo tiếng ồn, bụi để có cơ sở đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường.

Tháng 8-2019, thanh tra Sở TN&MT TP.HCM có văn bản phản hồi Q.Tân Phú đề nghị các đơn vị hỗ trợ cung cấp kết quả kiểm tra và danh sách các cơ sở hoạt động trong khu vực trên. Phòng TN&MT Q.Tân Phú có văn bản gửi thanh tra sở.

Theo đó, hai công ty có mức độ gây ô nhiễm lớn được yêu cầu xử lý gấp là Công ty Định Nên (sản xuất các sản phẩm giấy và bìa từ nguyên liệu giấy phế liệu) và DNTN Nam Quang (gia công nhuộm, sấy vải).

Đối với Công ty Định Nên, kết quả kiểm tra cho thấy còn phát sinh nhiều bụi, tiếng ồn có giảm nhưng không đáng kể, được yêu cầu khắc phục dưới sự giám sát của Phòng TN&MT quận. Còn DNTN Nam Quang được đề nghị đổi nhiên liệu đốt từ vỏ hạt điều sang củi và khắc phục các vấn đề môi trường.

Với một số cơ sở khác, Phòng TN&MT quận cũng đã yêu cầu ký cam kết khắc phục ô nhiễm. Có một cơ sở cam kết di dời nhưng chưa thực hiện được năm nay do COVID-19. Một số công ty tiếng ồn đo được đã giảm 70% nhưng ảnh hưởng chung do cộng hưởng ồn.

Không thể đình chỉ

Theo Sở TN&MT TP, cơ sở vi phạm sẽ bị phạt (phạt tiền), đồng thời phạt bổ sung khắc phục hậu quả ô nhiễm, nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành. Tuy vậy, theo Luật xử phạt hành chính năm 2012 và nghị định 166 năm 2013, chỉ quy định cưỡng chế thu tiền phạt, cưỡng chế khắc phục hậu quả, tịch thu tang vật, tước giấy phép… chứ chưa có quy định đình chỉ hoạt động. Do vậy, tại TP.HCM, rất nhiều cơ sở sản xuất gây ô nhiễm khu dân cư vi phạm nhưng không khắc phục hậu quả vẫn chưa thể đình chỉ hoạt động.

BÌNH LUẬN

bình luận